Bệnh tiểu đường phát hiện bằng cách nào?
09 Tháng 11 2017 | 212
Bệnh tiểu đường đứng thứ 4 trong số nguyên nhân gây tử vong và tàn phế. Bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng để lại những biến chứng nặng nề như: mù lòa, cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và các bệnh lý về tim mạch…
Bệnh tiểu đường có thể phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau, giúp người bệnh kịp thời chữa trị bệnh ở giai đoạn sớm, góp phần làm giảm thời gian và chi phí điều trị.
Nhận biết tiểu đường thông qua các triệu chứng bệnh
– Đi tiểu thường xuyên: Khi bị tiểu đường, thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tiểu đường đi tiểu nhiều hơn bình thường.
– Cảm giác khát: Triệu chứng khát có liên quan đến đi tiểu nhiều. Đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể mất nước, gây ra cảm giác khát.
– Khô miệng và ngứa da: Cơ thể mất nước do đi tiểu nhiều lần cũng gây ra khô miệng và ngứa da.
– Đói cồn cào: Lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Do đó, bạn sẽ luôn cảm thấy đói cồn cào, khó chịu.
– Mệt mỏi: Ở bệnh nhân bị tiểu đường, tế bào cơ thể khó hấp thụ glucose dẫn đến thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
– Giảm thị lực: Lượng đường trong máu cao gây ảnh hưởng đến mắt, làm giảm thị lực, khiến bệnh nhân cảm thấy nhìn mờ.
– Nhiễm trùng: Môi trường có lượng đường máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm phát triển tốt. Người bị tiểu đường thường bị nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm da, nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Cảm giác tê hoặc ngứa các đầu chi: Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây tê hoặc ngứa ran, thường kèm theo cảm giác đau, viêm.
– Giảm hoặc tăng cân không có lý do: Cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên khiến bệnh nhân dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn gây tăng cân.
– Chậm liền sẹo: Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào để làm lành vết thương, khiến vết thương chậm liền sẹo.
Nhận biết tiểu đường thông qua các phương pháp kiểm soát đường huyết
Thử đường trong nước tiểu
Đây là phương pháp đo lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường. Thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó, lượng đường trong máu cao hơn 180mg.
Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp, tiện lợi cho người bệnh nhưng chỉ có giá trị báo động cho người bệnh là đường huyết đã tăng cao, không chính xác để định bệnh, không trung thực để theo dõi bệnh.
Đo đường huyết
Đo đường huyết là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110mg. Lượng đường trong máu cao hơn 120mg hoặc 65mol được gọi là đường máu cao.
Xét nghiệm HbA1c
Đây là xét nghiệm đặc hiệu, có độ chính xác cao. Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c, người bệnh sẽ được lấy mẫu máu, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu, qua đó các bác sĩ đánh giá được đường huyết.
Mức đường máu HbA1c:
– Người bình thường: 4 – 6%
– Chấp nhận được: 6,6 – 8%
– Xấu: > 8%
Khi có dấu hiệu mắc tiểu đường, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tiến hành các kiểm tra cần thiết. Nếu đã mắc bệnh, bạn cần được điều trị sớm, phòng ngừa những biến chứng do tiểu đường gây ra.
Để được tư vấn thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ hotline: 0985 960 990.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn