Chỉ số đường huyết bình thường khi mang thai là bao nhiêu?
09 Tháng 12 2017 | 652
Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 5% phụ nữ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Khoảng 10 – 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 vào khoảng 5 – 10 năm sau sinh.
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không ảnh hưởng đến người mẹ nhưng có thể để lại các biến chứng ở em bé như:
Vượt quá tăng trưởng: thai nhi có thể phát triển quá lớn, gây khó sinh hoặc gặp phải thương tích khi sinh.
Lượng đường huyết thấp: Trẻ sơ sinh của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể bị hạ đường huyết, trường hợp nặng có thể bị co giật.
Hội chứng suy hô hấp: Em bé của mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp hơn. Những trẻ mắc hội chứng suy hô hấp có thể cần trợ giúp thở cho đến khi phổi khỏe mạnh hơn.
Vàng da: Trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể bị vàng da nếu gan chưa đủ trưởng thành để phá vỡ bilirubin.
Tiểu đường tuýp 2: Em bé của mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì và phát triển thành tiểu đường tuýp 2 sau này.
Các vấn đề phát triển: Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, con sinh ra có nguy cơ gia tăng các vấn đề phát triển kỹ năng vận động như đi bộ, nhảy, các hoạt động yêu cầu có sự cân bằng và phối hợp.
Tuy vậy, tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng các nguy cơ gây nguy hiểm cho người mẹ như: tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Chỉ số đường huyết bình thường khi mang thai là bao nhiêu?
Nắm bắt được chỉ số đường huyết trong quá trình mang thai để chủ động phòng tránh, điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là việc làm cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Thai phụ có chỉ số đường huyết bình thường như sau:
– Mức đường huyết đo khi đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
– Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 giờ: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)
– Mức đường huyết đo sau khi ăn 2 – 4 giờ: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)
Cần làm gì khi chỉ số đường huyết thai kỳ cao?
Nếu chỉ số đường huyết trong lần xét nghiệm thứ hai cao hơn đầu thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trường hợp thai phụ xuất hiện thêm các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, sụt cân thì cần đi khám bác sĩ.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần thực hiện chế độ ăn uống và sử dụng thuốc men theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát lượng đường huyết ổn định, tránh các biến chứng rủi ro cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, tập luyện các môn thể thao phù hợp cũng có ảnh hưởng tốt đến việc duy trì lượng đường huyết ổn định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường thai kỳ. Các thai phụ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này để có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu có nhiều kiến thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.
Để được tư vấn thêm về bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc đăng ký kiểm tra chỉ số đường huyết, vui lòng liên hệ hotline: 0985 960 990.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn