Tiêm Phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý gì?
12 Tháng 03 2018 | 1629
Mẹ bầu trong quá trình mang thai cần chú ý đến lịch tiêm phòng uốn ván. Đây là mũi tiêm rất quan trọng nên mẹ bầu không nên bỏ qua.
TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG UỐN VÁN KHI MANG THAI?
Uốn ván là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong mà đặc biệt là tử vong cho phụ nữ trong thời gian mang thai và thai nhi rất cao. Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây ra uốn ván tử cung của người mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu nhằm tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Hiện nay việc tiêm ngừa uốn ván là một mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thai kỳ.
LỊCH TIÊM UỐN VÁN NHƯ THẾ NÀO?
Các chuyên gia khuyến cáo: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.
Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau:
1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 30 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6.
3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6.
4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
SỐT SAU TIÊM PHÒNG UỐN VÁN?
– Tự hạ nhiệt cho cơ thể bằng cách nới lỏng quần áo, mặc quần áo thoải mái. Dùng khăn ấm chườm vào những nơi như là nách, bẹn, nếp gấp của tay, chân cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở về mức thông thường.
– Với các triệu chứng như là sổ mũi, mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý để làm giảm bớt triệu chứng.
– Có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ các chất để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể. Ngoài ra các mẹ nên ăn các loại dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp hạ nhiệt tốt hơn.
– Mẹ luôn phải nhớ, không được tự tiện sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi vì trong giai đoạn mang thai, nếu như sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
– Nếu tình trạng sốt cao và sốt kéo dài, các mẹ chú ý phải bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả hơn. Đặc biệt các mẹ nên lưu ý,tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa qua kiểm chứng khoa học, bởi chúng có thể gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.
Bạn đang mang bầu, và có rất nhiều thông tin khiến bạn hoang mang, lo lắng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm chứng và tư vấn để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn