Một số câu hỏi thường gặp về tiêm chủng (Phần 1)
10 Tháng 07 2018 | 269
Kể từ khi tiêm chủng được phổ biến rộng rãi, các trường hợp mắc những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ như sởi, bạch hầu đã giảm đáng kể. Tiêm chủng ngừa đã bảo vệ hàng triệu trẻ em khỏi các bệnh nguy hiểm, cũng như cứu sống hàng ngàn trẻ em.
Trên thực tế, một số bệnh nhất định hiếm khi xảy ra, nên nhiều cha mẹ tự hỏi rằng liệc vắc-xin có thật sự cần thiết hay không. Nhưng hầu hết những bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin vẫn tồn tại trên thế giới, kể cả khi hiếm khi xảy ra.
Tiêm chủng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho trẻ khỏe mạnh. Một số thông tin sai lệch về vắc-xin có thể khiến một số phụ huynh quyết định không cho trẻ tiêm chủng, khiến trẻ hay những người khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, thậm chí dẫn đến tử vong.
Để hiểu rõ hơn về lợi ích và rủi ro của vắc-xin, cha mẹ có thể tham khảo những câu hỏi thường gặp sau đây:
Vắc-xin có tác dụng gì
Vắc-xin có tác dụng với cơ thể theo cơ chế chuẩn bị cho cơ thể có thể chống lại bệnh tật. Mỗi tế bào có chứa một mầm chết hoặc một mầm bệnh bị suy yếu (hoặc một phần của nó) của một căn bệnh cụ thể.
Cơ thể sẽ được “thực hành” chống lại căn bệnh này bằng cách tạo ra các kháng thể nhận biết thành phần cụ thể của mầm bệnh đó. Phản ứng lâu dài này có nghĩa là nếu ai đó từng tiếp xúc với bệnh thực tế, thì các kháng thể đã sẵn sàng và cơ thể biết cách chống lại nó, giúp người không bị bệnh. Hiện tượng này gọi là miễn dịch.
Thuốc chủng ngừa có làm hệ miễn dịch của con tôi bị yếu đi không?
Không. Hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh, giống như vi-rút thủy đậu, cho dù cơ thể gặp phải tự nhiên hay do tiếp xúc thông qua một loại vắc-xin. Chủng ngừa một căn bệnh không làm suy yếu hệ miễn dịch đối với một căn bệnh.
Liệu vắc-xin có khiến cho người được tiêm bị nhiễm chính bệnh đó không?
Trong vắc-xin có chứa vi khuẩn hoặc vi-rút đã chết hoặc một phần của chúng, không thể gây ra bệnh cho người.
Chỉ những chủng ngừa tạo ra từ những vi-rút suy yếu như vắc-xin thủy đậy hoặc vắc-xin sởi-quai bị mới có thể khiến trẻ phát triển một dạng bệnh nhẹ. Nhưng bệnh khi đó sẽ ít nghiêm trọng hơn so với khi trẻ bị nhiễm vi-rút gây bệnh. Tuy nhiên, đối với trẻ bị suy yếu hệ miễn dịch, hoặc như với những người đang được điều trị ung thư, vắc-xin này có thể gây ra vấn đề.
Tại sao tôi nên tiêm chủng cho con tôi nếu những đứa trẻ xung quanh đều đã được tiêm phòng?
Đúng là khả năng trẻ mắc bệnh sẽ thấp nếu mọi người xung quanh đều đã được tiêm phòng. Nhưng con của bạn cũng được tiếp xúc với những người khác ngoài bạn học ở trường. Nếu một người nghĩ đến việc bỏ qua vắc-xin, rất có thể những người khác cũng nghĩ như vậy. Mỗi đứa trẻ không được chủng ngừa sẽ dễ lây lan những bệnh truyền nhiễm hơn.
Ở một số nơi ở Mỹ, ngày càng có nhiều người chọn không chủng ngừa cho trẻ em vì một lý do nào đó, khiến dịch bệnh trở nên phổ biến hơn, đặc biệt các bệnh đã từng bị xóa sổ. Năm 2014, tại Hoa Kỳ, có 383 ca bệnh sởi đã được tổng hợp tại Ohio. 667 trường hợp từ 27 tiểu bang đã được ghi nhận. Đó là con số cao nhất kể từ khi bệnh sởi được tuyên bố bị loại bỏ ở Hoa Kỳ vào năm 2000. Hầu hết những người bị bệnh là những người không được chủng ngừa. Năm 2012, gần 50.000 trường hợp mắc bệnh ho gà ở Hoa Kỳ đã được ghi nhận. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng ở Hoa Kỳ khá cao, nhưng không hoàn toàn an toàn, đặc biệt khi có nhiều người du lịch ra nước ngoài hoặc những người nước ngoài đến đây du lịch. Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em là thông qua tiêm chủng.
Tiêm quá nhiều vắc-xin cùng một lúc có gây hại cho trẻ không?
Em bé có hệ thống miễn dịch mạnh hơn chúng ta nghĩ, chúng có thể xử lý được nhiều mầm bệnh hơn so với những gì nhận được từ vắc-xin. Thực tế, lượng vi khuẩn trong vắc-xin chỉ là một tỷ lệ nhỏ các trong hệ miễn dịch mà trẻ phải đối phó hàng ngày.
Đôi khi, trẻ có thể phản ứng với thuốc chủng như sốt nhẹ hoặc phát ban. Nhưng nguy cơ phản ứng nghiêm trọng cũng sẽ thấp hơn so với những rủi ro sức khỏe liên quan đến những bệnh cần phải ngăn ngừa.
Rất nhiều nghiên cứu đã được đưa ra để tạo ra lịch tiêm chủng đang được khuyến khích hiện nay để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ sử dụng các lịch thay thế (vắc-xin lan rộng hoặc giãn cách thời gian tiêm) vì họ lo ngại chích ngừa nhiều có thể khiến trẻ gặp vấn đề sức khỏe. Điều này lại khiến trẻ có nhiều khả năng bị bệnh hơn.
(còn tiếp.)
Hiện tại phòng khám Thanh Chân có các loại vắc-xin đa dạng và đầy đủ, phục vụ nhu cầu tiêm chủng của cả người lớn và trẻ em.
Xem chi tiết gói tiêm chủng tại đây: Gói khám tiêm chủng
Mọi chi tiết tư vấn tiêm chủng quý khách vui lòng liên hệ ngay vào mục box chat của phòng khám hoặc gọi ngay hotline: 0985 960 990. Cập nhật liên tục tình trạng vacxin, tư vấn tiêm chủng tại website: http://trungtamvacxin.com/
Xem thêm: – Lịch tiêm chủng Vắc-Xin
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn