• 0985 96 0990

  • 02462 881155

  • Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

  • reception@thanhchanclinic.vn

Nhìn màu phân biết ngay con mắc bệnh gì?

25 Tháng 07 2018 | view 33279

line

Theo bác sĩ Thanh Mai – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi Phòng khám Thanh Chân:” Màu sắc phân phản ánh rõ tình trạng sức khỏe của bé. Nếu phân của bé có dấu hiệu bất thường chứng tỏ con đang gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ nên chú ý đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời”.

– Bé đi phân màu trắng, nhạt: gan của Bé có vấn đề hoặc Bé sơ sinh bị tắc ống mật.

– Bé đi tiêu khó, phân cứng và ít: là do bé đang bị táo bón

– Bé đi phân nhầy, màu xanh: đây thường là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Cũng có thể là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.

– Bé đi phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần /ngày trở lên: có thể bé bị ngộ độc thức ăn?

– Bé đi phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tiêu chảy.

– Bé đi ngoài nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, nôn nhiều và khóc thét từng cơn: rất có thể bé bị lồng ruột.

– Bé đi phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do bé ăn quá nhiều.

– Bé đi phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: có thể do bé bị lạnh bụng khi ngủ không.

– Bé đi phân sống, có bọt: do ăn nhiều chất đường và chất bột.

Đặc biệt,mẹ nên đặc biệt lưu tâm đối với trường hợp bé đi ngoài ra máu:

  + Bé bị lồng ruột thường có biểu hiện đi tiêu ra máu tươi cùng với việc nôn trớ, khóc thét từng cơn.

  + Bệnh lỵ cũng có thể khiến cho phân bé có lẫn máu và mủ. Bé đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng có máu nhưng vẫn có biểu hiện phải rặn khi đi.

  + Ngoài ra, nguyên nhân khiến Bé đi ngoài ra máu còn do bé bị chảy máu đường mật, pô-lyp trong ruột…

Tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhi bệnh viện nhi đồng 2 về tình trạng phân trẻ sơ sinh:

– Phân mềm, ít: Chứng tỏ sự tiêu hóa của bé là bình thường.

– Bé đi phân nhầy trắng, hoặc xanh: Rối loạn tiêu hóa hoặc bé bị sổ mũi. Nếu sự hô hấp cháu vẫn bình thường mà lại đi phân nhầy thì cần phải nói cho bác sĩ biết vì cháu có thể bị rối loạn ngay ở màng nhầy của ruột.

– Bé đi phân nhầy, có mủ: Nếu trong chất nhầy lẫn trong phân có cả mủ thì khả năng cao bé đang bị viêm một bộ phận nào đó của cơ quan tiêu hóa. Mủ là các bạch huyết cầu, các vi trùng đã chết lẫn với các mảnh niêm mạc bị bong ra.

– Bé đi ngoài có máu: Nếu bạn thấy tã hay trong “bô” của cháu bé có máu, hoặc rõ hơn là có máu chảy ở hậu môn của cháu bé, cần phải đưa cháu tới bác sĩ ngay. Nên giữ tã lại và lấy một ít phân trong bô vào một lọ nhỏ đã rửa sạch, mang tới bệnh viện để làm xét nghiệm.

Nếu cháu bé vẫn khỏe bình thường, không sốt thì trong đoạn trực tràng có thể có một cục thịt thừa (polip). Bác sĩ sẽ giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật nhỏ.

Việc lấy nhiệt độ cho cháu bé bằng đường hậu môn cũng có khi làm trực tràng bị thương nhẹ (dù nhiệt kế không bị vỡ). Vết thương như vậy cũng mau lành.

– Bé đi ngoài phân xanh: Phân xanh không hẳn là điều đáng lo ngại vì chỉ thể hiện việc di chuyển quá nhanh của chất thải qua ruột, làm cho phân không đủ thời gian có được mầu bình thường. Hơn nữa, nên chú ý rằng việc ôxy-hóa của phân trong không khí ngoài trời, cũng có thể làm phân của cháu bé có màu xanh.

– Bé đi ngoài phân xám: Cháu bé ăn sữa bò cô đặc có thể làm phân có màu xám.

– Bé đi ngoài phân màu vàng nhạt hoặc trắng: Phân màu trắng có thể là biểu hiện của gan hoạt động yếu, có bệnh gan hoặc tắc ống mật ở các bé sơ sinh.

Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia

  • Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
  • Tư vấn 24/7
  • Được sở Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
  • Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
  • Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
  • Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
chuyengia
tu van
Đặt lịch tư vấn
  • Hotline:

    0985 96 0990

  • Tel:

    02462 881155

Đặt lịch khám

line

Tư vấn hỏi đáp

line

[ 03-04-2023 ] – Nguyễn Thúy Hằng

Bs cho e hỏi.e bị u tuyến yên đi tăng tiết prolactin. E có bé đầu đc 5 tuổi và giờ bị mất kinh.e mới đi kt lại prolactin và chụp cộng hưởng từ kích thước u = 10mm và đang đc chỉ định uống thuốc dostinex thì e có thể có kinh lại đc k ạ

Đăng ký khám bệnh như thế nào?

Cách 1. Quý khách hàng đến quầy lễ tân làm thủ tục đăng ký khám.

Cách 2. Quý vị có thể gọi điện đến hotline 0985 960 990/0462 881 155 để đặt lịch trước.

Khám sức khỏe bao lâu thì có kết quả?

Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân các kết quả khám đều được chúng tôi hoàn trả ngay trong ngày. Đối với một vài dịch vụ y tế chuyên sâu các bác sỹ cần phải tiến hành phân tích cụ thể để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Phòng khám Thanh Chân có những gói khám nào?

Xin chào bạn!

Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân có các gói khám là: Gói khám sức khỏe cơ bản, Gói khám sức khỏe toàn diện, Gói khám tiền hôn nhân, Gói khám chuyên sâu sản phụ khoa, Gói khám thai tiền mang thai, Gói tầm soát phát hiện sớm ung thư, … Để biết thêm thông tin chi tiết về danh mục các gói khám cũng như chi phí, bạn vui lòng tham khảo thêm bảng giá dịch vụ của chúng tôi.

  • facebook
  • google