Chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho trẻ trong mùa hè
30 Tháng 05 2019 | 280
Theo Ths. BS. Trần Văn Nhường – Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân và Trung tâm dinh dưỡng Việt Đức cho biết:
Thời tiết oi bức của mùa hè khiến cho trẻ luôn mệt mỏi, khó chịu, và lười ăn hơn thích đồ lạnh. Điều này dẫn đến sức đề kháng của trẻ giảm là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát có thể kể đến như bệnh hô hấp, đường tiêu hóa và bệnh dịch dễ dàng gặp như bệnh sởi, thủy đậu, bệnh tay chân miệng hoặc sốt phát ban… Mùa hè nóng ẩm trẻ cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm cũng như nước đá lạnh nước làm không đảm bảo vệ sinh.
Do đó các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới thực đơn dinh dưỡng của con mình trong thời điểm này để dự phòng bệnh tật đến với trẻ:
– Cân đối các chất dinh dưỡng như nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), nhóm dầu mỡ (dầu ăn, mỡ, lạc…), nhóm glucid (gạo, ngô, khoai…), vitamin (rau và quả tươi chín) và khoáng chất vì vậy các bà mẹ nên sử dụng nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi các món ăn để trẻ và mọi người trong gia đình ngon miệng, dễ ăn và cân đối dinh dưỡng.
– Nên lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc: Lời khuyên các bà nội trợ nên đi chợ buổi sáng sớm và nên nấu chín ăn luôn trong ngày đảm bảo đồ chế biến tươi sống. Nếu chưa ăn khi mua về tranh thủ rửa sạch sẽ, để đảm bảo thời gian tích trữ được lâu hơn mà không làm thất thoát quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên gói vào giấy bảo quản, sau đó cho vào hộp hoặc túi kín trước khi tích trữ trong tủ lạnh nên để từng loại thực phẩm riêng. Để thực phẩm vào ngăn đá hay ngăn mát theo khuyến cáo về thời gian lưu không nên để quá thời gian qui định thì thực phẩm sẽ không đảm bảo (ví dụ thực phẩm cấp đông không quá 3 tháng, ngăn mát không quá 1 tuần, thực phẩm bảo quản ở ngăn đông tốt nhất nên dùng trong 3 ngày). Trước khi nấu rau xanh cần rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, ngâm kỹ rồi mới thái nhỏ và không mất nhiều vitamin.
– Thực phẩm chế biến: Nên ăn ngay sau khi chế biến. Chưa ăn đậy vào tránh rồi nhặng. Không để thức ăn của bé ngoài môi trường quá 2 giờ bởi thức ăn dễ bị nhiễm, những thức ăn không nên chứa nhiều loại gia vị chua cay nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, không quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.
Cần giữ gìn vệ sinh ăn uống bằng cách rửa tay trước khi ăn, cho trẻ ăn chín, uống nước đun sôi để nguội. Thức ăn thừa cần được bảo quản trong tủ lạnh và hâm kỹ trước khi ăn. Không nên cho trẻ nhỏ ăn thức ăn còn thừa. Hạn chế ăn uống ngoài đường vì không đảm bảo vệ sinh.
- Đồ ăn mùa nóng
Ăn chất béo giảm so với khuyến nghị: mùa nóng lượng chất béo trong các bữa ăn nên giảm xuống khoảng 20-25% (khuyến nghị 30-40%) vì vậy cần hạn chế nấu các món xào rán. Nên sử dụng các thực phẩm giầu đạm và ít chất béo như thịt nạc, bò, gà, cá, tôm, cua, đậu phụ chế biến luộc, hấp.
Mùa nóng, thời tiết oi bức nên dinh dưỡng hợp lý cho trẻ cần mát để giúp giải nhiệt cho cơ thể các món ăn chế biến sao vừa dễ ăn vừa có nhiều vitamin và khoáng chất mát như canh canh cua, canh cá nấu chua, cá rô nấu rau cải, canh đậu phụ nấu cà chua, thịt nạc nấu bí, bầu, rau ngót, rau giền, rau muống, bí… cháo đậu xanh, đậu đen, cháo gà, cá, trai, sò…vừa ngon vừa bổ, chè đậu đen, đậu xanh, chè hạt sen long nhãn …
Hàng ngày bổ sung quả chín có nhiều vitamin như xoài, dưa hấu, dứa, thanh long, dừa, măng cụt, vú sữa, vải, nhãn…
– Bảo bảo đủ nước uống vào cơ thể trẻ: Nước vào cơ thể ở đây bao gồm nước uống, nước canh, nước quả sữa pha… Cho bé uống đủ nước ngay cả khi không khát, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày trong 10 kg cân nặng đầu + 30 -50 ml x kg cân nặng tiếp theo. Ví dụ trẻ 15 kg cân nặng (lượng nước vào cơ thể = 10 kg đầu x100 ml + 5 x50 ml = 1250ml)
Nên dùng nước đun sôi để nguội kết hợp các loại nước quả để uống vừa giải khát vừa bổ dưỡng như nước cam, soài, dứa, bơ, dâu tay, đu đủ, dưa hấu, thanh long, nước dừa…Do mùa hè nóng nực, trẻ tiết mồ hôi nhiều khi vận động có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt vitamin và mất nhiệt, chất điện giải thông qua mồ hôi, bài tiết thì các khoáng chất và vitamin cũng mất đi. Đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP rất nhanh chóng bị mất
Mùa hè trẻ háu đồ lạnh không nên cho trẻ uống nước lạnh, nước đá, hay thức ăn lạnh bị dễ bị viêm họng.
Sữa chua trong tủ lạnh ra cần để bớt lạnh mới cho trẻ ăn. Bên cạnh đó, để trẻ tiêu hóa tốt, cần bổ sung thêm 1-2 cốc sữa chua/ ngày, uống thêm 400- 500ml sữa/ngày. Có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem. Hạn chế cho bé ăn nhiều kem lạnh vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.
Hy vọng với những chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân các cha mẹ có con nhỏ có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc trẻ được tốt hơn trong mùa hè nóng oi bức này!
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn