Ths Dinh dưỡng Trần Văn Nhường: Trẻ biếng ăn, sức đề kháng kém có thể do thiếu kẽm
10 Tháng 06 2019 | 312
- Trẻ nhà bạn có những biểu hiệu sau và nguyên nhân là sao?
- Trẻ biếng ăn, ăn không ngon, mất cảm giác về mùi vị món ăn
- Trẻ nhà bạn chậm lớn, suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, còi cọc
- Trẻ có sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho kéo dài, viêm phế quản phổi, viêm mũi họng, tiêu chảy
- Trẻ rối loạn giấc ngủ và hành vi quấy khóc đêm (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít)
- Trẻ rụng tóc, tóc nhiều gàu, rụng lông
- Chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét)
- Dễ bị dị ứng, viêm da móng, viêm lưỡi
- Giảm trí nhớ
Trẻ có những biểu hiện trên chỉ ra rằng trẻ đang có biểu hiện thiếu vi chất Kẽm
Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia trên 1.526 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở 19 tỉnh của Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 67,2%. Kết quả nghiên cứu ở 521 phụ nữ có thai và 947 trẻ em dưới 5 tuổi tại một số tỉnh khó khăn của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 90%, trẻ em dưới 5 tuổi là 81,2%.
- Đối tượng nguy cơ thiếu kẽm
- Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt suy dinh dưỡng thể thấp còi, trẻ đẻ non, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng…
- Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
- Người nghiện rượu bia, người ăn chay. Những người bị rối loạn tiêu hóa giảm hấp thu viêm ruột, loét miệng, viêm đại tràng, bệnh Crohn). Bệnh thận mãn tính, thiểu năng tuyến tuỵ, tiểu đường…
- Vai trò của kẽm trong cơ thể
Kẽm tham gia vào hoạt động của 300 enzym, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng miễn dịch, điều hoà vi giác, cảm giác ngon miệng.
- Tăng trưởng và sinh sản
- Miễn dịch
- Phát triển hệ thống thần kinh trung ương
- Giải pháp phòng chống thiếu thiếu Kẽm ở trẻ em và bà mẹ
- Nên ăn uống đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu kẽm gồm: Các thức ăn từ động vật như hàu, cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá. Các thức ăn này không chứa chất ức chế hấp thu kẽm (và sắt).
- Thay đổi những thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu kẽm: tăng cường sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả. Hướng dẫn và khuyến khích các cách chế biến như nảy mầm như giá đỗ vì các quá trình này làm tăng hàm lượng vitamin C và giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu sắt/ kẽm từ khẩu phần. Thay đổi một số thói quen ăn uống có thể làm tăng hấp thu kẽm từ khẩu phần như uống nước chè 1-2 giờ sau ăn.
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Tỷ lệ hấp thu kẽm từ sữa mẹ xấp xỉ 54%. Bà mẹ cho con bú trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng.
- Dự phòng và điều trị bệnh liên quan tới thiếu kẽm: Các bệnh nhiễm khuẩn kéo dài như tiêu chảy, nhiễm giun, bệnh viêm tuỵ, viêm thận…). Phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
- Tại cơ sở y tế: Dự phòng và điều trị thiếu kẽm bằng đường uống.
Dự phòng thiếu kẽm - Liều lượng: Liều bổ sung dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày.
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
- Phụ nữ có thai 15 – 25mg kẽm nguyên tố/ngày.
Tùy thuộc từng trẻ, bà mẹ: Liệu trình có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, đặc biệt cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, trẻ bú mẹ nhân tạo, trẻ đẻ non nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, phụ nữ mang thai, cho con bú.
Ths.Bs. Trần Văn Nhường
Phòng tư vấn dinh dưỡng CLC Thanh Chân
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn