18 Bệnh & Nhóm bệnh nguy hiểm có thể ngừa bằng vắc-xin (P1)
19 Tháng 06 2020 | 250
Vắc-xin là thành tựu vĩ đại của nhân loại. Từ khi ra đời, nhân loại đã phòng ngừa được rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Có ít nhất 18 Bệnh & nhóm bệnh nguy hiểm có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng.
Hãy cùng bác sĩ Tiêm chủng tại Thanh Chân tìm hiểu và tiêm phòng cho chính mình và người thân bạn nhé.
- Lao
Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Tuy lao có thể ảnh hưởng đến tất cả cơ quan trong cơ thể nhưng phổi và hô hấp là hai cơ quan thường xuyên bị mắc bệnh nhất. Trước khi có kháng sinh, lao là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại vì khi đó mắc lao đồng nghĩa với việc người bệnh suy kiệt dần rồi chết. Vi khuẩn lao có cấu tạo khá đặc biệt, có thể kháng lại một số loại kháng sinh thông thường. Do đó, ngay cả trong thời đại kháng sinh đa dạng như hiện nay, các loại thuốc được chọn lựa điều trị lao cũng không đa dạng và tình trạng kháng thuốc đôi khi làm cho việc điều trị khá khó khăn.
Vắc-xin BCG thường được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.
- Viêm gan B
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
- Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong
- Uốn ván
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.
Tiêm vắc xin uốn ván là cách phòng bệnh tốt nhất. Tiêm vắc xin uốn ván để chủ động phòng uốn ván cho mẹ và UỐN VÁN SƠ SINH cho con. Phụ nữ có thai cần được tiêm tối thiểu 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng và liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng. Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib.
- Bệnh ho gà
Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh.
Biến chứng bệnh ho gà nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các biến chứng bao gồm:
- Viêm phế quản, viêm phế quản phổi do bội nhiễm.
- Ho kéo dài và ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất, dễ gây tử vong, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
- Ho nhiều người bệnh có thể gây lồng ruột, thoát vị ruột, sa trực tràng.
- Trường hợp nặng có thể gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi.
- Ngoài ra biến chứng viêm não (chiếm tỷ lệ 0,1%) là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ để lại di chứng và nguy cơ tử vong cao.
Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch tiêm chủng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
- Bại liệt
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm virus Polio theo đường tiêu hóa, có thể bùng phát thành dịch. Triệu chứng bệnh bại liệt thường gặp là hội chứng liệt mềm cấp. Bệnh bại liệt có thể dự phòng được bằng cách tạo ra miễn dịch chủ động khi tiêm chủng vaccine bại liệt, nhờ đó mà tỷ lệ bệnh bại liệt ở trẻ em giảm đáng kể.
- Vi khuẩn HIB gây bệnh viêm phổi và viêm não mủ là loại vi khuẩn rất dễ lây truyền dù chỉ là qua những giọt dịch tiết khi hắt hơi vào ho và đặc biệt dễ lây cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi. Bất cứ trẻ nào chưa có miễn dịch phòng bệnh đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Trong khi đó, HIB hoàn toàn có thể ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng HIB sớm và đủ mũi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Tiêu chảy cấp do vi rút Rota
là bệnh cấp tính do vi rút gây nên; Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có tỷ lệ nhập viện cao gấp ba lần so với tiêu chảy do nguyên nhân khác
Vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus dành cho trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi. Lịch uống phụ thuộc vào từng loại vắc xin. Hiện tại, Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có 2 loại vắc xin ngừa Rotavirus gồm:
Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều; liều đầu tiên uống vào lúc 6 tuần tuổi và sau 4 tuần uống liều tiếp theo. Nên cho trẻ uống vắc xin Rotavirus trước 24 tuần tuổi.
Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau một tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.
- Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính có tính lây lan mạnh do các chủng virut cúm gây nên. Chủng virut cúm có 3 loại A, B và C. Chủng cúm hay gặp ở người là cúm A, cúm B và ở Việt Nam gọi là cúm mùa.
Thời điểm vào mùa đông xuân là lúc chúng ta cần chú ý tới bệnh cúm mùa, đặc biệt đề phòng biểu hiện của cúm ác tính. Cúm ác tính có thể gây nên những tổn thương phổi rất nhanh chóng trong vòng 3 – 5 ngày, thậm chí dẫn tới tử vong.
Cách tốt nhất để tránh mắc cúm là tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. WHO khuyến cáo tiêm phòng vắc xin cho các nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người mắc bệnh mạn tính và nhân viên y tế. Người dân nên tiêm phòng vắc xin lý tưởng nhất là trước khi vào mùa cúm (mùa cúm ở Việt Nam thông thường là từ tháng 4 đến tháng 9) để có hiệu quả tốt nhất, mặc dù vậy, tiêm phòng vào bất cứ thời điểm nào trong mùa cúm đều vẫn có thể giúp phòng ngừa mắc bệnh.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn