Các vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ
23 Tháng 08 2017 | 219
Các nghiên cứu chỉ ra có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa với các nguyên nhân đa dạng như chế độ ăn uống, bệnh tật, do sử dụng thuốc…
Trớ sữa
Trớ sữa là hiện tượng phổ biến, chiếm khoảng 20 – 50% ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị trớ sữa là do quá trình tiêu hóa diễn ra chậm vì cơ vòng thực quản của trẻ vẫn đang phát triển. Vì thế, khi bé ăn no, một lượng sữa sẽ trào khỏi miệng.
Hầu hết các trường hợp, trớ sữa là hiện tượng sinh lý trong 6 tháng đầu. Tình trạng này thường kết thúc khi bé được 1 tuổi, khi bắt đầu ăn thức ăn rắn. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa bé đi khám nếu trớ sữa kết hợp với các hiện tượng sau: nấc cục, tăng cân chậm, thở khó khăn.
Để hạn chế tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
– Cho con bú đúng tư thế; cố gắng giữ cho bé ngồi hoặc đứng khoảng nửa giờ sau bữa ăn.
– Cho bé bú nhiều lần trong ngày, không để bé bú quá no.
Nôn
Tình trạng nôn ở trẻ sơ sinh thường là do nhiễm trùng đường ruột, do virut gây ra. Khi bị nhiễm trùng đường ruột, trẻ sơ sinh thường nôn bất thường, sốt hoặc tiêu chảy. Cha mẹ cần chú ý đến tình trạng mất nước do nôn ở trẻ sơ sinh. Nếu thấy con bị khô miệng, không có nước ngọt thì cần đưa con đi khám bác sĩ.
Một số ít trường hợp, trẻ bị nôn mửa là do đường tiêu hóa dị dạng. Trong đó phổ biến là hẹp môn vị. Nếu bé được chẩn đoán là hẹp môn vị thì cha mẹ cần cho bé phẫu thuật.
Khóc dạ đề
Khóc dạ đề xảy ra khi trẻ được một vài tuần tuổi, biểu hiện bằng hiện tượng khóc dai dẳng không rõ nguyên nhân vào thời điểm cố định trong ngày. Khi khóc, mặt trẻ sẽ đỏ bừng, tay nắm chặt, chân co và uốn cong người. Trẻ thường khóc ít nhất 3 tiếng mỗi lần, mỗi tuần ít nhất 3 lần, kéo dài ít nhất 3 tuần.
Khóc dạ đề thường xảy ra vào thời gian chiều tối hoặc tối, do đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ sơ sinh bị khóc dạ đề. Một số giả thiết được đưa ra như: hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ bj rối loạn tiêu hóa, bị đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.
Táo bón
Táo bón là rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón có biểu hiện như đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, phân cứng, có vết máu trong phân, buồn vệ sinh nhưng không đi được. Trẻ bị táo bón sẽ biếng ăn, quấy khóc, chậm lớn, nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột, trí, nứt hậu môn, mất phản xạ đi tiêu.
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước, lười vận động.
Không dung nạp thực phẩm
Nhiều trẻ gặp phải tình trạng không dung nạp sữa trong những ngày đầu tiên, thường xảy ra do nhiễm trùng máu, sinh non, dạ dày dị dạng bẩm sinh. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu bé bị nôn mửa và tiêu chảy mỗi lần ăn thì cần được khám bác sĩ gấp.
Đau bụng, đầy hơi
Trẻ nhỏ thường bị đau bụng, đầy hơi do quá no hoặc quá đói. Vì thế mẹ cần cho bé ăn đúng giờ, không để con bị quá đói hay ăn quá nhiều.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn