Cách xử lý khi bị say nắng mùa hè
26 Tháng 04 2016 | 303
Say nắng là một hiện tượng khá phổ biến trong những ngày hè nóng bức, nếu như không được xử lý kịp thời bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biến chứng suốt đời hay thậm chí là tử vong. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp quý vị hiểu hơn về nguyên nhân, cách xử lý cũng như phòng tránh bị say nắng.
Thời tiết đang vào hè, nhiều nơi nhiệt độ cao nhất đo được đã lên tới 38 – 40 độ C. Ánh nắng gay gắt cộng với môi trường ô nhiễm, nhiệt độ quá cao là những nguyên nhân khiến hiện tượng say nắng diễn ra ngày một nhiều. Điều đáng báo động đó là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai là những đối tượng nhạy cảm với điều kiện thời tiết này nhất.
Nguyên nhân là gì?
Theo các chuyên gia làm việc quá sức trong điều kiện môi trường nóng bức (hầm lò, mỏ, nhà xưởng…), hoạt động thể lực quá mức (chơi thể thao cường độ cao, làm việc nặng…)hoặc đứng quá lâu ngoài trời nắng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng say nắng. Khi phải làm việc quá lâu trong điều kiện môi trường như trên khiến ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, gáy với cường độ mạnh khiến cơ chế điều hòa thân nhiệt bị mất cân bằng, mất nước khiến cơ thể không thích ứng kịp với điều kiện thời tiết xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết là gì?
– Thân nhiệt tăng cao.
– Hoa mắt, ù tai.
– Đau nhức đầu.
– Cơ thể mệt mỏi, mệt lả.
– Buồn nôn, ói mửa.
– Tim đập nhanh, mạnh.
– Ngất xỉu.
– Da khô tái, nhợt nhạt.
Khi có những dấu hiệu trên và không được sơ cứu kịp thời bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Chuột rút, co giật.
– Hôn mê sâu.
– Tụt huyết áp, suy tim.
– Tử vong tại chỗ.
Cách xử lý khi bị say nắng
Việc xử lý nhanh khi phát hiện nạn nhân say nắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đầu tiên phải di chuyển nạn nhân vào chỗ râm mát, thông thoáng, cởi bớt đồ trên cơ thể nạn nhân, dùng khăn mát chườm nhẹ tại những vị trí như trán, cổ, nách, bẹn, cho bệnh nhân uống nước muối pha loãng. Trong trường hợp bệnh nhân ngưng thở, tim ngưng đập do suy tim hay suy hô hấp thì cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại các trung tâm y tế dưới sự hỗ trợ của các y bác sỹ nạn nhân sẽ được bù điện giải, bù nước và thực hiện nhiều phương pháp hỗ trợ khác.
Hướng dẫn cách dự phòng say nắng
Theo các bác sỹ cách tốt nhất để mọi người bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho chính bản thân và gia đình đó là chủ động phòng ngừa nguy cơ say nắng. Một số phương pháp mọi người nên áp dụng trong những ngày hè nóng bức đó là:
– Uống nhiều nước. Mùa hè cơ thể rất dễ mất nước chính vì vậy mọi người nên chủ động bổ sung lượng nước cho cơ thể. Thay vì uống nước lọc mọi người có thể pha thêm chút muối và uống thành từng ngụm nhỏ. Cố gắng duy trì tiêu thục khoảng ít nhất 2 lít nước/1 ngày.
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong những ngày thời tiết nắng nóng mọi người không nên đi ra ngoài, nếu buộc phải ra ngoài nên bảo vệ cơ thể bằng các biện pháp như đội mũ rộng vành, mặc áo chống nắng, đeo kính râm…
– Không làm việc ở những nơi nóng bức. Mọi người chú ý không nên làm việc trong những nhà máy, hầm mỏ, những nơi có nhiệt độ cao dễ ngạt khí, sốc nhiệt.
– Tránh hoạt động thể lực mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Việc tập luyện thể dục là rất tốt, tuy nhiên mọi người lưu ý không nên tập với cường độ mạnh, quá sức dưới thời tiết nóng bức để tránh say nắng.
– Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Đặt quạt phun sương, quạt gió, đặt chậu cây trong nhà, bật điều hòa…cũng là những mẹo nhỏ giúp môi trường sống của bạn được trong lành và làm giảm nguy cơ say nắng rất hiệu quả.
Hi vọng với những thông tin trên đây đã giúp quý vị hiểu thêm về cách xử lý cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc chứng say nắng vào mùa hè này. Bạn có thể liên lạc đến đường dây 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để được các bác sỹ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nữa.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn