Con hay bị trớ phải làm sao?
09 Tháng 06 2016 | 229
Theo thống kê cho biết có tới hơn 70% trường hợp trẻ dưới 1 tuổi gặp phải hiện tượng nôn chớ sau khi ăn. Hiện tượng này không chỉ khiến cha mẹ lo lắng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy thắc mắc phải làm sao khi con bị nôn trớ luôn là vấn đề được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm. Trong nội dung này dưới sự tư vấn của các bác sỹ phòng khám Thanh Chân chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên giúp chị em yên tâm hơn.
Cho con bú đúng cách.
Để hạn chế hiện tượng nôn chớ ở trẻ thì vấn đề đầu tiên các mẹ cần phải chú ý đó là cho bé bú đúng cách. Vậy bú như thế nào được gọi là đúng cách? Theo các bác sỹ nếu như trong trường hợp bé bú mẹ thì cần cho bé bú hết hoàn toàn 1 bên, cho bé ngậm sâu đầu ti của mẹ để tránh không khí đi vào dạ dày gây nôn chới. Khi bú lưu ý để trẻ nằm hơi nghiên người, kê cao đầu trẻ vừa phải, áp sát bụng trẻ vào người mẹ. Với tư thế này sẽ giúp sữa đi thẳng xuống dạ dày, không bị đi ngược lên và giúp bé bú được lượng sữa cuối có nhiều chất dinh dưỡng. Đối với những trẻ bú bình thì cần kê cao đầu cho trẻ, không cho trẻ bú quá no, không cho trẻ ngậm ti bình dễ lây bệnh và khí đi vào trong gây đầy hơi. Trong lúc cho trẻ bú cần tránh để trẻ khóc, cười đùa quá nhiều dễ bị sặc sữa gây nôn chớ.
Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Nếu như bé thường xuyên nôn chớ thì các mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh dạ dày bị căng tức. Nếu như bé có hiện tượng bỏ ăn, hay quấy khóc, chớ liên tục thì cần đưa trẻ đến các phòng khám nhi sớm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.
Không mặc đồ quá trật.
Đóng bỉm, mặc đồ quá trật khiến dạ dày bị chèn ép cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn chớ, trào ngược dạ dày ở trẻ. Để hạn chế hiện tượng này cha mẹ nên chú ý cho con mặc đồ thoải mái, khi cho ăn nên thả lỏng quần áo, đặc biệt là khi vực vùng bụng.
Giữ đúng tư thế.
Sau khi ăn xong bạn không nên đặt trẻ ngay xuống giường, bạn nên bế trẻ theo hướng đầu ngẩng cao trong khoảng thời gian 15 phút, dùng tay vỗ nhẹ vào sau lưng để giúp bé ợ đẩy hơi ra ngoài. Khi đặt bé xuống giường cha mẹ cần chú ý kê cao đầu của trẻ, dùng chăn mỏng đắp kín ngực và bụng trẻ. Cha mẹ cần tuyệt đối không nên rung lắc trẻ quá mạnh dễ khiến trẻ bị choáng, quấy khóc và nôn chớ.
Nếu như sau khi thực hiện các biện pháp này song hiện tượng nôn chớ ở trẻ vẫn không được cải thiện thì các mẹ có thể đưa trẻ đến phòng khám nhi Thanh Chân để các chuyên gia thăm khám, xác định nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc bé hợp lý nhất.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn