-
0985 96 0990
-
02462 881155
-
Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thịt bẩn
28 Tháng 09 2017 |
242

Thịt nhiễm bẩn là kết quả của quá trình bảo quản, chế biến hoặc nấu ăn không đúng cách. Nếu ăn phải thực phẩm này sẽ gây nhiễm trùng, ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. Nhận biết dấu hiệu ngộ độc thịt bẩn sẽ giúp bạn có cách xử trí phù hợp nhất.
Đau bụng tiêu chảy
Hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm thường xảy ra đầu tiên trong hệ tiêu hóa, nhất là trong đường ruột. Ban đầu, người bị ngộ độc sẽ thấy xuất hiện các cơn co thắt, sau đó là tiêu chảy, có thể có máu. Các triệu chứng đi kèm khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.

Thịt bẩn có thể là do bảo quản, chế biến hoặc nấu ăn không đúng cách
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng xảy ra ở một số loại ngộ độc thực phẩm, như trường hợp ngộ độc do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy thường bắt đầu trong vòng 30 phút đến 6 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn.
Sốt, nhức đầu, đau người
Một số loại ngộ độc do ăn phải thực phẩm bẩn có thể gây sốt. Triệu chứng nhức đầu có thể xảy ra do mất nước vì tiêu chảy nặng. Ở hầu hết các loại ngộ độc, thường không phổ biến triệu chứng đau đầu nhưng đây là dấu hiệu đặc trưng khi ăn phải thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes.

Người ăn phải thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes có thể sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu
Một số triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng trên, một số triệu chứng ít phổ biến hơn có thể xảy ra khi ăn phải thịt bẩn. Ngộ độc do vi khuẩn Salmonella, Shigella và Campylobacter có thể gây ra các triệu chứng trên xương, khớp, đường tiểu, máu hoặc hệ thần kinh. Ngộ độc thực phẩm do siêu vi khuẩn viêm gan loại A thường gây ra tiêu chảy cùng với các dấu hiệu của viêm gan như đau vùng bụng trên bên phải, vàng da.
Xử trí thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự điều trị tại nhà trong vòng 1 – 10 ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu bị mất nước hoặc xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao – nôn ra máu, giảm lượng nước tiểu, mệt mỏi, lơ mơ, đau, ngứa ran hoặc tê chân… thì cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Ngoài ra, nhóm có nguy cơ gặp biến chứng cao cũng cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nhóm này bao gồm trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người đang điều trị ung thư, người ghép tạng.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
