Đau nhức chân tay khi trời lạnh là dấu hiệu của bệnh gì?
17 Tháng 08 2016 | 2882
Hiện tượng chân tay đau nhức khi trời lạnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, gieo tâm lý lo lắng cho mọi người mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một trong những căn bệnh cần phải cảnh giác đó là hội chứng Raynaud.
Hội chứng Raynaud là gì?
Vào năm 1862, Maurice Raynaud theo dõi và nhận thấy rằng một số bệnh nhân có hiện tượng thiếu máu cục bộ tại ngón chân, ngón tay mỗi khi căng thẳng kéo dài hoặc tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Qua một thời gian nghiên cứu ông phát hiện ra rằng đây là hiện tượng các tiểu động mạch và các shunt động – tĩnh mạch đầu chi bị co lại một cách bất thường do các phản xạ thần kinh gây ra. Hiện tượng này sau này được các nhà khoa học ghi nhận và được đặt theo tên của Maurice Raynaud – Raynaud’s phenomenol.
Hiểu một cách khái quát, hiện tượng Raynaud là: các ngón chân, ngón tay tím lại, tái lạnh, lan nhanh khắp toàn bộ bàn tay, bàn chân. Sau đó, nếu như được sưởi ấm thì mạch máu sẽ được trở lại bình thường và toàn chi ấm lên rất nhanh. Theo thống kê cho biết có đến hơn 80% trường hợp mắc hiện tượng Raynaud là sự phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ thấp ngoài môi trường. Tuy nhiên một số bệnh lý như xơ vữa mạch, bệnh lý mạch máu thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử mắc chứng đái tháo đường cũng gây ra những hiện tượng tương tự như trên, mọi người cần đi khám ngay để được bác sỹ chẩn đoán và điều trị sớm.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng Raynaud là gì?
Theo các bác sỹ trước tiên chúng ta cần phải phân biệt được Raynaud tiên phát hay Raynaud thứ phát.
– Raynaud tiên phát chứng thiếu máu do co mạch đầu chi khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, sau khi bị stress tâm lý. Ở hiện tượng Raynaud tiên phát, các dấu hiệu xảy ra đồng thời ở 2 bên chi, không phát hiện hiện tượng hoại tử, khi tiến hàng xét nghiệm kết luận tốc độ lắng máu bình thường, kháng thể kháng nhân âm tính.
– Raynaud thứ phát chứng thiếu máu đầu chi do bệnh lý mạch máu thường gặp trong hội chứng CREST, chỉ thiếu máu ở khu vực mạch máu bị co thắt, có hoại tử, viêm loét khu vực thiếu máu, khó hồi phục và đặc biệt khi làm xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng nhân dương tính.
Nhìn chung, biểu hiện của hiện tượng Raynaud thứ phát thường nhẹ hơn so với những người mắc chứng Raynaud nguyên phát và chỉ khoảng 38% bệnh nhân được chẩn đoán có các triệu chứng trầm trọng. Đối với những bệnh nhân mắc chứng Raynaud nguyên phát dù đã được điều trị khỏi bệnh song vẫn cần phải tiến hành khám sức khỏe định kỳ để loại trừ nguy cơ mắc Raynaud thứ phát.
Điều trị bệnh ra sao?
– Tránh các tác nhân gây bệnh như hút thuốc lá, cẩn trọng khi dùng các loại thuốc có tác động đến hệ thần kinh thực vật clonidine, ergotamine, các thuốc kích thích thụ thể serotonin…giữ ấm các chi khi thời tiết trở lạnh, tránh tâm lý lo lắng, căng thẳng.
– Dùng thuốc đặc trị. Một số loại thuốc như radipine, amlordipine…giúp giảm co thắt mạch đầu chi, điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một số thuốc khác như thuốc ức chế thụ thể angiotensin type I, nitroglycerin, prostaglandins…cũng có tác dụng tốt trong việc chữa trị, kiểm soát chứng bệnh này.
Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng song hiện tượng đau nhức chân tay khi trời lạnh lại gây nhiều phiền phức trong cuộc sống và khiến người bệnh lo lắng. Để biết thêm về chứng bệnh Raynaund quý vị có thể liên lạc theo đường dây 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp cụ thể hơn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn