• 0985 96 0990

  • 02462 881155

  • Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

  • [email protected]

Hạn chế tử vong do đuối nước nhờ sơ cứu đúng cách

23 Tháng 08 2016 | view 217

line

  Một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước ngày càng cao đó là sơ cứu chưa kịp thời và đúng cách. Nhằm hạn chế những rủi ro thương tâm do tai nạn đuối nước gây ra, trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách sơ cứu đúng cách khi con gặp phải tai nạn này.

  Theo báo cáo của các địa phương cho biết, mùa hè là thời điểm các tai nạn về sông nước tăng cao. Đây không chỉ là mối lo ngại của gia đình mà còn là tiếng chuông cảnh báo với tất cả các cấp, các ngành trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ nhỏ. Bên cạnh sự thiếu hiểu biết, chưa quan tâm của cha mẹ, thiếu môi trường vui chơi lành mạnh thì việc thiếu trang bị những kỹ năng bơi lội cho trẻ cũng như sơ cứu đúng cách đối với người lớn là nguyên nhân khiến ngày càng  nhiều trẻ em thiệt mạng.

  Vì sao trẻ thường tử vong khi bị đuối nước?

  Theo phân tích của các chuyên gia y tế, ước tính khoảng 80% trường hợp trẻ tử vong phát hiện trong phổi có nước và khoảng 20% trẻ tử vong khi trong phổi không có nước. Lý giải về hiện tượng này các bác sỹ cho biết khi bị rơi xuống nước phản xạ của trẻ đó là kêu khóc khiến cho nước tràn vào phổi gây ngừng thở, ngừng tim. Một số trẻ không biết bơi khi bất ngờ bị ngã xuống nước sẽ hoảng sợ gây ra các phản ứng rối loạn, cơ nắp thanh quản bị cơ lại, khí quản đóng lại gây ngưng thở, oxy lên não thiếu và dẫn đến bất tỉnh. Do nắp thanh quản bị đóng lại đột ngột khiến cho nước không tràn được vào phổi – hay còn gọi là chết đuối khô.

tre duoi nuoc

  Theo các bác sỹ của Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân, khi trẻ bị đuối nước thì khả năng tử vong là rất cao hoặc phải gánh chịu những biến chứng vô cùng nặng nề nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và sơ cứu trẻ kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

  Sơ cứu trẻ bị đuối nước như thế nào?

  – Bước 1. Nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ bằng mọi cách.

 Thời gian ngâm nước càng lâu thì khả năng cứu sống nạn nhân càng bị rút ngắn lại. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ đuối nước cần tìm mọi cách đưa trẻ lên bờ.

  – Bước 2. Sơ cứu tại chỗ. Công tác sơ cứu cụ thể như sau:

  + Vác dốc ngược trẻ lên vai để nước chảy ra đường miệng, đường mũi và loại bỏ dị vật đường thở.

  +  Đặt trẻ nằm ở chỗ thoáng khí, khô ráo.

  – Bước 3. Nếu trẻ bất tỉnh.

  Cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Nới lỏng quần áo, móc bỏ dị vật trong miệng, đặt đầu trẻ hơi ngả sau. Dùng một tay bịt mũi của nạn nhân, tay còn lại kéo hàm xuống để miệng mở ra, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lặp lại động tác như trên.

  – Bước 4. Nếu trẻ tim ngưng đập.

  Nếu sau khi thực hiện nạn nhân vẫn chưa tỉnh lại hoặc có dấu hiệu ngưng tim thì cần tiến hành xoa tim ngoài lồng ngực. Người cấp cứu sử dụng 2 ngón tay cái ấn ở vị trí giữa ngực (đối với trẻ dưới 2 tuổi) hoặc dùng 1 bàn tay hoặc cả 2 bàn tay xếp chồng lên nhau đối với trẻ từ 1-8 tuổi. Người sơ cứu cần lưu ý phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 tức là 5 lần thổi ngạt/1 lần ấn tim (đối với trẻ dưới 8 tuổi) và tỷ lệ 15/2 tức là 15 lần ấn tim/2 lần thổi ngạt (đối với trẻ trên 8 tuổi). Khi sơ cứu cũng cần phải lưu ý đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng phòng trường hợp trẻ nôn ói các dị vật sẽ cản trở đường thở. Động tác sơ cứu này cần thực hiện liên tục cho đến khi có cán bộ y tế đến xử lý hoặc khi biết chắc chắn trẻ đã tử vong, tim ngưng đập.

 – Bước 5. Sau khi tiến hành sơ cứu nạn nhân đã tỉnh lại cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ kiểm tra và theo dõi kịp thời.

  Công tác sơ cứu tại chỗ có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống còn, nếu như sơ cứu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc những biến chứng nặng nề đi theo suốt cuộc đời.

   Để hạn chế tai nạn đuối nước thương tâm cha mẹ cũng nên lưu ý:

  – Không để con vui chơi gần ao, hồ, sông, suối, hố nước sâu.

  – Luôn theo sát mọi hoạt động của trẻ.

  – Dạy trẻ tập bơi ngay từ nhỏ để có thể chủ động ứng phó với những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

 Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp các phụ huynh có thêm kinh nghiệm để bảo vệ con yêu khỏi hiểm họa đuối nước và đón một mùa hè an toàn, vui vẻ!

Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia

  • Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
  • Tư vấn 24/7
  • Được sở Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
  • Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
  • Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
  • Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
chuyengia
tu van
Đặt lịch tư vấn
  • Hotline:

    0985 96 0990

  • Tel:

    02462 881155

Đặt lịch khám

line

Tư vấn hỏi đáp

line

[ 03-04-2023 ] – Nguyễn Thúy Hằng

Bs cho e hỏi.e bị u tuyến yên đi tăng tiết prolactin. E có bé đầu đc 5 tuổi và giờ bị mất kinh.e mới đi kt lại prolactin và chụp cộng hưởng từ kích thước u = 10mm và đang đc chỉ định uống thuốc dostinex thì e có thể có kinh lại đc k ạ

Đăng ký khám bệnh như thế nào?

Cách 1. Quý khách hàng đến quầy lễ tân làm thủ tục đăng ký khám.

Cách 2. Quý vị có thể gọi điện đến hotline 0985 960 990/0462 881 155 để đặt lịch trước.

Khám sức khỏe bao lâu thì có kết quả?

Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân các kết quả khám đều được chúng tôi hoàn trả ngay trong ngày. Đối với một vài dịch vụ y tế chuyên sâu các bác sỹ cần phải tiến hành phân tích cụ thể để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Phòng khám Thanh Chân có những gói khám nào?

Xin chào bạn!

Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân có các gói khám là: Gói khám sức khỏe cơ bản, Gói khám sức khỏe toàn diện, Gói khám tiền hôn nhân, Gói khám chuyên sâu sản phụ khoa, Gói khám thai tiền mang thai, Gói tầm soát phát hiện sớm ung thư, … Để biết thêm thông tin chi tiết về danh mục các gói khám cũng như chi phí, bạn vui lòng tham khảo thêm bảng giá dịch vụ của chúng tôi.

  • facebook
  • google