Lưu ý gì khi mang thai mùa đông?
14 Tháng 12 2017 | 295
Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ kém đi rất nhiều, rất dễ mắc bệnh. Nhất là vào mùa đông, vi khuẩn và virut phát triển sẽ khiến mẹ bầu càng dễ mắc bệnh hơn. Ghi nhớ những lưu ý khi mang thai mùa đông dưới đây để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn mẹ nhé!
Ăn những món ấm, tránh những món lạnh
Vào mùa đông, mẹ bầu nên ăn những món ấm, tránh những món lạnh, ăn nhiều thức ăn màu đen như gạo nếp cẩm, đỗ đen, mộc nhĩ, nấm rùa, gà đen, tía tô… để tăng cường chức năng thận và khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bà bầu nên ăn thịt bò, tôm hùm, canh gà, hạn chế ăn các loại thực phẩm sống, chưa chín bởi chúng có nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.
Luôn giữ ấm cho cơ thể
Mặc ấm trong mùa đông sẽ mẹ bầu phòng tránh cảm lạnh và nguy cơ bị cúm. Bà bầu nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì một chiếc áo quá dày để dễ dàng điều chỉnh khi cơ thể nóng lên. Nếu phải ra ngoài trong thời tiết lạnh, bà bầu nên đội mũ, quàng khăn, đeo găng tay, khẩu trang để giữ ấm toàn diện cho cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày
Mùa đông với không khí hanh khô dễ khiến làn da của mẹ bầu bị nứt nẻ, rạn, kém đàn hồi. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ giữ được làn da hồng hào, tươi tắn. Bên cạnh đó, cung cấp đủ nước cho cơ thể còn giúp lưu thông máu tốt để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Mẹ có thể uống nước ấm, trà ấm vừa giúp cung cấp đủ nước, vừa có tác dụng làm ấm cơ thể.
Giữ thói quen vận động và thư giãn
Cho dù là mùa đông, mẹ bầu vẫn nên tham gia các lớp yoga, thiền dành cho bà bầu. Những hoạt động này không những tốt cho em bé mà còn giúp cơ thể mẹ thích nghi tốt hơn với thời tiết lạnh giá. Cùng với đó, mẹ cũng cần tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn để giữ cho tinh thần luôn thư thái.
Chủ động đề phòng các bệnh dễ gặp trong mùa đông
Hen phế quản: Bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, có thể gây ra biến chứng với thai nhi như chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhẹ cân, ngạt khi sinh.
Viêm mũi dị ứng: Phụ nữ khi mang thai lại càng trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn gây hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ sẽ tránh được căn bệnh này.
Bệnh cúm: Bệnh cúm có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, ở hàm ếch… Tiêm phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu mắc cúm trong thai kỳ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định cụ thể.
Mất ngủ: Mất ngủ không nguy hiểm cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng có thể làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu. Bà bầu nên nằm nghiêng sang trái, kê cao gối ngủ, chèn gối mềm ở phần bụng để ngủ ngon hơn.
Bệnh ngoài da: Mùa đông dễ khiến bà bầu gặp phải các vấn đề về da như ngứa, nám, rạn nứt da. Bà bầu có thể phòng ngừa bằng cách dùng kem dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Trĩ và táo bón: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động, sử dụng nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể là nguyên nhân chính gây táo bón cho bà bầu. Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, chán ăn. Điều này kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật,con sinh ra sẽ có sức đề kháng kém. Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép gây hình thành trĩ.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn