Mỗi ngày Việt Nam có trên 300 người chết vì ung thư
19 Tháng 06 2017 | 210
WHO xếp Việt Nam đứng thứ 2 trên bản đồ ung thư thế giới. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng với 315 người mỗi ngày.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư
Thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% các loại ung thư như: ung thư phổi, thực quản, khoang miệng, dạ dày, bàng quang, tụy… Trong khói thuốc chứa trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư. Thời gian hút thuốc càng dài, số lượng hút ngày một nhiều thì nguy cơ bị ung thư càng cao.
Ngoài thuốc lá, hút thuốc lào và ăn trầu cũng là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và ung thư khoang miệng cao.
Người không hút thuốc mà sống cùng với người hút thuốc có thể bị hút thuốc thụ động và cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng thực phẩm ô nhiễm
Chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng và ung thư vú.
Các chất bảo quản thực phẩm, các chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, thực phẩm bị nấm mốc, lên men là nguyên nhân gây ra 35% các bệnh ung thư, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa như ung thư gan, dạ dày, đại tràng…
Ô nhiễm môi trường
Các hóa chất sử dụng phổ biến trong nông nghiệp là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và các loại ung thư khác.
Ngoài ra, hóa chất sử dụng trong công nghiệp là tác nhân gây ra khoảng 2 – 8% các bệnh trong tổng số các loại ung thư, chủ yếu là về da, hô hấp, đường tiết niệu.
Nhiễm virut, vi khuẩn
Một số loại virut, vi khuẩn có thể gây ung thư như: virut Epstein-Barr (có liên quan đến ung thư vòm mũi họng, ung thư hạch lymphoma), virut viêm gan B (gây ung thư gan nguyên phát), virut Human Papilloma (nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ), vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể gây ung thư dạ dày).
1/3 số ung thư có thể dự phòng
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chỉ có dưới 10% các bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể. Ngược lại, có đến hơn 80% bệnh ung thư phát sinh có liên quan đến yếu tố có thể thay đổi được như: môi trường sống, nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường…
Theo WHO, khoảng 1/3 số ung thư có thể dự phòng; 1/3 số ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp; 1/3 số ung thư còn lại, nếu người bệnh được chăm sóc và điều trị tích cực có thể kéo dài cuộc sống.
Một tài liệu nghiên cứu mới đây chỉ ra, 60% dân số trên thế giới đang ở trạng thái trung gian giữa khỏe mạnh và bệnh tật. Về mặt hình thức, con người cho rằng cơ thể của mình không bị bệnh, tuy nhiên họ có thể cảm nhận được cơ thể mình không hoàn toàn khỏe mạnh. Đây là thời gian ủ bệnh, và cơ thể cần được chăm sóc để vượt qua bệnh tật sắp đến.
Vì thế, chủ động nâng cao sức khỏe cơ thể, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa và chống lại các mầm mống bệnh tật là điều mà mỗi người cần làm để bảo vệ cuộc sống của mình.
Các biện pháp nâng cao sức khỏe của cơ thể bao gồm:
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo, tinh bột, ăn nhiều chất xơ, ăn thực phẩm sạch
– Bổ sung dưỡng và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể
– Luyện tập thể thao
– Sống lành mạnh
– Không hút thuốc
– Tiêm Vacxin phòng bệnh
– Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư
Xem thêm:
+ Công nghệ mới chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa
+ ThinPrep Pap test – Bước đột phá mới trong tầm soát ung thư cổ tử cung
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn