Ngộ độc thực phẩm – căn bệnh mùa hè phổ biến
16 Tháng 06 2017 | 138
Mùa hè, thời tiết nóng bức trên 30 độ C tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, dễ khiến thức ăn bị ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận. Do đó, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cũng gia tăng nhiều lần so với các mùa khác trong năm. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém là những người rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hại cho thận, hệ thần kinh mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Cách nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn, uống thực phẩm bị nhiễm độc, sau vài phút, vài giờ hoặc một ngày, người bệnh có triệu chứng sau:
– Buồn nôn
– Nôn (đôi khi có máu)
– Đau bụng
– Tiêu chảy nhiều lần (phân hoặc nước tiểu có thể có máu)
– Sốt cao trên 38 độ C
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
– Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống. Với thực phẩm giết mổ, pha chế sẵn cần mua đồ ở những nơi uy tín.
– Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 5 độ C để giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng. Nếu mua quá nhiều thực phẩm mà không sử dụng luôn thì bạn nên để vào túi hoặc hộp nhựa để hạn chế gây mùi cho tủ lạnh, đồng thời giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn.
– Rửa tay kĩ trước và sau mỗi bữa ăn
– Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để sơ chế và nấu nướng như dao, thớt, xoong, chảo…
Làm gì khi có người bị ngộ độc thực phẩm?
– Kích thích gây nôn: Giúp người bị ngộ độc loại bỏ độc tố ra ngoài, hạn chế sự hấp thu chất độc bên trong thành ruột bằng cách đưa ngón tay vào miệng nạn nhân và để nhẹ ở cuống lưỡi (không nên dùng đầu ngón có móng dài) hoặc cho người bị ngộ độc uống nước muối.
– Bổ sung nước và điện giải: Người bị ngộ độc thức ăn rất dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Ở thể nhẹ có thể gây choáng váng đầu óc, mất sức. Ở thể nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, cần giúp người bị ngộ độc thực phẩm bổ sung nước thường xuyên, mua dung dịch oresol pha với nước để cung cấp thêm chất điện giải.
– Nếu xuất hiện các dấu hiệu sốt cao, đau bụng dữ dội không thuyên giảm, tiêu chảy nhiều, phân có máu, mất nước nặng… thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị bằng những biện pháp chuyên khoa đặc hiệu để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, nếu sử dụng các thực phẩm kém vệ sinh, không an toàn đều có thể gây ngộ độc. Phòng tránh nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn