Những ai cần tiêm phòng cúm?
29 Tháng 11 2017 | 218
Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virut cúm gây ra và dễ bùng phát thành dịch lớn.
Cúm có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim, phổi hoặc các bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Virut cúm có thể có những đột biến khác nhau qua mỗi mùa. Tiêm phòng cúm mỗi năm có thể tránh được những đột biến của bệnh.
Nên tiêm phòng cúm vào thời điểm nào?
Vacxin cúm được chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, nhất là những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, thiếu máu, hen suyễn hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với nhóm có nguy cơ mắc cúm cao như nhân viên y tế… Thời điểm tiêm Vacxin phòng virut cúm thích hợp nhất là từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, trước khi dịch cúm xảy ra.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước vùng nhiệt đới, cúm xảy ra quanh năm nên có thể tiêm phòng cúm định kỳ vào mọi thời điểm trong năm.
Những ai nên tiêm phòng cúm?
Bất kỳ ai cũng nên tiêm phòng cúm hàng năm. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây được khuyến cáo nên tiêm phòng cúm để chủ động tạo hệ miễn dịch phòng bệnh.
– Trẻ em dưới 3 tuổi: Trẻ từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi cần tiêm đủ liều 2 mũi Vacxin, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Trẻ từ 3 tuổi trở lên nên tiêm Vacxin cúm mỗi năm một lần.
– Phụ nữ trước khi mang thai: Phụ nữ nên tiêm Vacxin ngừa cúm 3 tháng trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như thai nhi. Nếu trong thời gian tiêm phòng không biết mình đang mang thai hoặc tiêm chưa đủ 3 tháng đã mang thai, các chị em cũng không nên quá lo lắng vì về nguyên tắc, tiêm phòng cúm khá an toàn cho mọi người kể cả với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, người có thai không nên tiêm đủ liều Vacxin cúm vì Vacxin cúm tuy đã giảm độc lực nhưng vẫn có thể gây hại cho thai nhi.
– Người cao tuổi: Hệ miễn dịch ở người già suy giảm nên rất dễ mắc cúm. Tiêm chủng chính là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bất cứ ai trên 60 tuổi đều nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Những người không nên tiêm phòng cúm
Tiêm phòng cúm là điều được khuyến khích thực hiện với nhiều đối tượng nhưng không phải ai cũng có thể tiêm phòng cúm. Những đối tượng sau nên tránh tiêm chủng loại Vacxin này:
– Người đã từng có tiền sử dị ứng sau khi tiêm phòng cúm trước đó
– Người bị dị ứng nghiêm trọng với trứng
– Bị sốt vừa hoặc sốt cao
– Người từng bị hội chứng Guillian-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm cúm
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm
– Có thể bị sưng tấy tại vị trí tiêm sau khi tiêm
– Trong vòng 1 – 2 ngày sau khi tiêm phòng, một số người có triệu chứng giống cảm lạnh như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho, viêm họng, đau nhức mình mẩy hoặc sốt nhẹ.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn