Những trường hợp không nên tiêm Vắc-xin cho con (P1)
16 Tháng 11 2018 | 272
Tiêm chủng là bước quan trọng để bảo vệ con khỏi các căn bệnh nguy hiểm.Tuy nhiên, không phải trường hợp nào con cũng có thể được tiêm và không phải vắc-xin nào cũng phù hợp với con. Thông thường, khi đến tiêm chủng, bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tìm hiểu trước thật kỹ để bảo vệ con, tránh trường hợp lựa chọn trung tâm tiêm chủng không đảm bảo mẹ nhé!
- BCG ( Phòng bệnh lao)
- Không tiêm vắc xin BCG cho những người đã bị nhiễm vi khuẩn lao. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm.
- Đối với trẻ em, cân nhắc kỹ trong những trường hợp sau:
- Viêm da có mủ.
- Sốt trên 37,5o
- Rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng.
- Các bệnh có ảnh hưởng đến toàn thể trạng trẻ em như: Viêm tai, mũi, họng, viêm phổi, vàng da …
- Không tiêm dưới da vì có thể tạo nên những bọc mụn lạnh và chỗ tiêm sẽ để lại những vết sẹo co kéo.
- Không được tiêm vắcxin cho người nhiễm HIV không có triệu chứng.
- Bị bệnh ác tính như bệnh bạch cầu cấp, lymphoma, khối u của hệ thống liên võng- nội mạc, người bị suy giảm miễn dịch do bệnh, tia xạ hoặc do thuốc.
- ROTATEQ – Vaccine ngừa rotavirus
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Vắc-xin.
Những trẻ xuất hiện các triệu chứng giống mẫn cảm sau khi dùng một liều Rotateq thì không nên dùng các liều Rotateq tiếp theo.
Những trẻ bị suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng (SCID). Đã có báo cáo về trường hợp viêm dạ dàng ruột khi dùng vắc-xin ở trẻ em bị suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng.
THẬN TRỌNG:
- Người bệnh suy giảm chức năng miễn dịch ví dụ như:
+ Những người có u ác tính hoặc suy giảm miễn dịch do nguyên nhân khác;
+ Những người đang được điều trị ức chế miễn dịch;
- Những người bị nhiễm HIV
- Những người mới được truyền máu hoặc dùng sản phẩm từ máu, kể cả globumin miễn dịch, chưa quá 42 ngày.
- Rotarix ( Phòng bệnh tiêu chảy do rota virus)
- Không dùng Rotarix cho trẻ đã biết quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vaccine.
- Không dùng liều 2 Rotarix cho trẻ khi biết trẻ có các biểu hiện quá mẫn sau khi sử dụng liều đầu tiên.
- Không dùng cho trẻ có tiền sử lồng ruột.
- Không dùng cho các đối tượng có dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, vì có thể gây nguy cơ lồng ruột.
- Không dùng Rotarix cho trẻ bị rối loạn miễn dịch kết hợp trầm trọng (bệnh SCID)
- Tạm hoãn uống vắc xin Rotarix khi trẻ đang sốt cao cấp tính.
- Nên trì hoãn uống vắc xin khi trẻ đang có các triệu chứng bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
THẬN TRỌNG:
- Nghiên cứu cho thấy không làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ sau khi sử dụng vắc xin. Tuy nhiên một số nghiên cứu hậu mãi cho thấy rằng có thể gia tăng nhẹ nguy cơ lồng ruột trong vòng khoảng 31 ngày, phần lớn là trong vòng 7 ngày sau khi sử dụng liều Rotarix đầu tiên. Do đó sau khi sử dụng vắc xin, các cán bộ y tế nên lưu ý theo dõi các dấu hiệu của bệnh lồng ruột (đau bụng dữ dội, nôn kéo dài, phân có máu, chướng bụng và hoặc sốt cao). Khi gặp các triệu chứng trên các bậc phụ huynh cần báo ngay cho cán bộ y tế.
- Khi sử dụng Rotarix ở các trẻ đã biết hoặc nghi ngờ suy giảm miễn dịch, cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ.
- Thận trọng khi dùng cho các đối tượng mắc bệnh ác tính hoặc suy giảm miễn dịch, hoặc đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
- Cần cân nhắc nguy cơ ngừng thở tiềm tàng và các biện pháp giám sát hô hấp trong vòng 48-72h khi chủng ngừa cho trẻ sinh non (đẻ trước hoặc bằng 28 tuần tuổi thai).
- Cũng như vaccine khác, có thể không phải tất cả trẻ dùng vaccine đều có đáp ứng miễn dịch bảo vệ.
- Không tiêm Rotarix trong bất kỳ trường hợp nào.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn