Sốt xuất huyết: Dễ sốc phản vệ khi bệnh nhân tự ý truyền dịch
18 Tháng 08 2017 | 306
Những ngày gần đây, Hà Nội mưa nhiều khiến dịch sốt xuất huyết càng khó kiểm soát hơn. Tại Phòng Khám Thanh Chân, hàng ngày thăm khám & điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Bệnh dịch đang lây lan với tốc độ chóng mặt và khó kiểm soát, vì vậy, mọi người nên đặc biệt lưu ý bảo về sức khỏe cho chính mình và người thân.
Bệnh nhân sốt xuất huyết chuyền dịch tại Thanh Chân
Theo Bác sĩ Phạm Văn Đài – Giám đốc chuyên môn tại Thanh Chân: Một số bệnh nhân thăm khám tại Thanh Chân, do không có kiến thức về y tế, nằng nặc đòi dùng aspirin, ibuprofen để hạ sốt. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, có 3 điều cấm kỵ như sau:
Thứ nhất: không dùng thuốc aspirin, ibuprofen để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
Thứ hai: không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp, Bệnh nhân đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh nên nếu truyền dịch dễ bị sốc.
Thứ ba: Sốt xuất huyết là sốt do vi rút nên tuyệt đối không dùng kháng sinh để điều trị vì kháng sinh không có tác dụng với vi rút
Cũng theo bác sĩ Đài, khi có nghi ngờ sốt xuất huyết mọi người nên đi kiểm tra và được sự tư vấn của bác sĩ. Bệnh nhân chỉ truyền dịch khi được bác sĩ kiểm tra và theo dõi sát. Tuyệt đối không truyền đạm hay dung dịch có pha vitamin. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tính toán cẩn thận tốc độ truyền đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trường hợp đã khỏi, bệnh nhân phải mất từ 7 – 10 ngày phục hồi, trong thời gian này vẫn có triệu chứng mệt mỏi, đứng lên hoa mắt chóng mặt. Trong thời gian này, bệnh nhân cũng cũng không nên truyền dịch bởi đây là giai đoạn thừa nước nên truyền dịch vào cơ thể rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân sốt xuất huyết chuyền dịch tại Thanh Chân
Điều trị bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nếu sốt cao trên 39 độ C, cho thuốc hạ nhiệt, mặc quần áo thoáng mát và lau mát bằng nước ấm. Tuyệt đối không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà, cần bù nước điện giải đầy đủ như uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …), nước cháo loãng với muối. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người béo phì, người cao tuổi, người có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận… khi bị sốt xuất huyết nên nhập viện theo dõi điều trị.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn