• 0985 96 0990

  • 02462 881155

  • Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

  • reception@thanhchanclinic.vn

Tăng quá nhiều cân trong thời kỳ mang thai? 7 cách để điều chỉnh cân nặng

14 Tháng 06 2018 | view 192

line

Nếu bạn nhận ra bạn đã tăng cân lên hơi nhiều trong thai kỳ, đừng hoảng sợ. Có rất nhiều phụ nữ cũng gặp tình trạng đó vào thời gian cuối của 3 tháng đầu. Trên thực tế, có 48% bà mẹ tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai. Đôi khi là bởi họ luôn nghĩ rằng họ đang “ăn cho 2 người”, hoặc cũng có thể một số người bị nghén và thèm ăn một số món có lượng calo cao (kem, bánh mì…) hoặc đồ ngọt.

Dù lý do khiến phụ nữ mang thai tăng cân quá nhanh là gì đi nữa, cần phải tìm hiểu xem điều này có gây ra vấn đề gì không và cách để điều chỉnh cân nặng trong thời kỳ mang thai.

Nên tăng bao nhiêu cân trong thời kỳ mang thai?

Điều đó phụ thuộc vào cân nặng trước khi mang thai và chỉ số BMI của bạn, nhưng khuyến nghị chung là mỗi người nên tăng khoảng 11-15kg. Bạn có thể sẽ cần phải tăng thêm một chút nếu thiếu cân và giảm đi một chút nếu bạn bị thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ của bạn là người trực tiếp đánh giá tốt nhất cân nặng, sự trao đổi chất và chỉ số BMI của bạn và số cân nặng bạn nên đạt được theo từng giai đoạn 3 tháng.

Làm thế nào để theo dõi và điều chỉnh cân nặng khi mang thai?

Nếu bạn đã tăng số cân quá mức được khuyên, bạn không thể tiếp tục theo thói quen của bạn trong giai đoạn đầu nữa. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh để giữ cho cân nặng đạt được mục tiêu trong giai đoạn mang thai còn lại. Các bước sau có thể giúp bạn tăng cân theo đúng lộ trình được đưa ra:

  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra kế hoạch để xem lượng thức ăn và loại thức ăn bạn ăn. Họ cũng có thể gợi ý bạn gặp chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn.
  • Bỏ qua chế độ ăn kiêng. Chế độ ăn kiêng để giảm cân trong thời gian mang thai không bao giờ là một ý tưởng tốt. Em bé cần phải được cung cấp chất dinh dưỡng ổn định, đặc biệt là trong 3 tháng giữa. Ngoài ra, tránh uống đồ uống hoặc thuốc viên, có thể gây nguy hiểm khi đang mang thai.
  • Cắt lượng calo rỗng. Bạn vẫn cần phải ăn để em bé được phát triển đầy đủ. Bạn không cần phải giảm cân, nhưng có thể làm chậm tốc độ tăng cân lại. Bạn có thể giảm calo bằng một số cách: uống sữa gầy (skim milk) hoặc 2% với sữa nguyên chất, trái cây tươi sấy khô, khoai tây nướng hoặc khoai tây chiên, gà nướng (thịt trắng và không có da)  hoặc gà chiên (gà đen và có da). Các loại calo khác có thể giảm xuống.
  • Tăng chất dinh dưỡng. Bạn tiếp tục chế độ ăn uống mang thai bằng cách ăn đúng số lượng thực phẩm đầy dinh dưỡng. Bạn có thể phải theo dõi về kích thước của mỗi bữa ăn.
  • Ăn hiệu quả. Chọn các loại thực phẩm lớn nhưng ít calo vì chúng giúp lấp đầy dạ dày và giữ cho bạn no như rau tươi (đặc biệt là rau xanh) và trái cây (đặc biệt là những loại có nhiều nước như dưa hấu); thịt gia cầm, thịt và cá; bột yến mạch. Bạn chỉ nên uống nhiều nước, giảm soda hay nước quả.
  • Chú ý đến chất béo thông minhKhoảng 25-35% tất cả các calo hàng ngày của bạn nên xuất phát từ chất béo để giúp làm đầy bạn và cung cấp cho em bé. Nhưng không phải tất cả chất béo đều như nhau. Chất béo có lợi nên tích trữ không thời gian mang thai bao gồm chất béo không bão hòa đơn (trong dầu oliu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu mè, bơ, hạt, bơ hạt) cũng như chất béo không bão hòa đa (cá hồi, hạt lanh, đậu hũ, quả óc chó, đậu nành, dầu canola và dầu hướng dương). Loại thứ 2 cũng là nguồn axit béo omega 3 tốt, giúp xây dựng hệ tim, hệ miễn dịch, não và mắt bé. Bạn nên cố gắng giới hạn bản thân khoảng 6% chất béo bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày (thịt bò ít mỡ, sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao như bơ, phô mai cứng). Giảm thiếu mức tiêu thụ chất béo chuyển hóa (tìm thấy trong bánh quy, bánh nướng đóng gói, pizza đông lạnh, thực phẩm chiên) vì chúng là những calo không có lợi cho sức khỏe.
  • Hoạt động nhiều hơn. Nếu bác sĩ đồng ý, bạn hãy tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể tập yoga cho bà bầu hoặc các lớp tập trước khi sinh, tập từ 30 phút mỗi ngày hoặc đi bộ ở khu vực gần nhà, bạn có thể đi bộ thay vì sử dụng thang máy nếu số tầng vừa phải.

Tăng quá nhiều cân trong thời kỳ mang thai có thể có nguy cơ gì?

Tăng quá nhiều cân trong thai kỳ có thể khiến cả mẹ và bé gặp vấn đề sức khỏe trong và sau thời gian mang thai. Trong đó bao gồm

  • Kết quả siêu âm giảm độ chính xác. Nếu bạn thừa cân và có quá nhiều mỡ trong cơ thể, bác sĩ sẽ gặp khó khăn hơn khi quan sát bé và trong việc chẩn đoán xem bé có vấn đề gì không khi đến kỳ siêu âm. Điều này có thể khiến bạn phải khám lâu hơn, nhiều cuộc kiểm tra hơn vì kỹ thuật viên không thể quét toàn bộ trong thời gian bình thường
  • Khiến bạn không thoải mái hơn. Mang thai vốn đã không phải thời gian thoải mái gì, nhưng nếu bạn tăng quá nhiều cân, bạn sẽ bị khó chịu hơn rất nhiều. Bạn có thể đau lưng, đau chân nhiều hơn, chưa kể đến có thể bị giãn tĩnh mạch, chuột rút bắp chân, ợ nóng, trĩ và đau khớp.
  • Huyết áp cao. Bạn có nhiều khả năng bị tăng huyết áp vào nửa sau của thai kỳ, có thể dẫn đến các vấn đề trong quá trình sinh nở
  • Tiền sản giậtTiền sản giật có thể dẫn đến các vấn đề về gan và thân cũng như tăng nguy cơ bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR), gây ra nhiều biến chứng khác.
  • Tiểu đường thai kỳ. Thừa cân hoặc tăng cân quá mứ trong khi mang thai khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, điều này sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này.
  • Em bé nặng cân. Bạn càng nặng thì càng có khả năng em bé sẽ to hơn mức trung bình khi sinh, với những người bị tiểu đường thai kỳ cũng tăng nguy cơ sinh con lớn. Nếu bé quá lớn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn phải sinh mổ.
  • Sinh non. BMI trước khi mang thai càng cao và bạn càng nặng cân trong thời kỳ mang thai thì càng nhiều khả năng sinh non. Sinh non có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe cho em bé liên quan đến hô hấp, tiêu hóa.
  • Béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.Tăng cân quá nhiều khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn để giảm cân. Hơn nữa, những phụ nữ bị thừa cân và không giảm cân trong 6 tháng sau khi sinh có nguy cơ béo phì cao hơn trong 10 năm sau đó. Béo phì dẫn đến các vấn đề sức khỏe quan trọng bao gồm cao huyết áp, tiểu dường và bệnh tim

Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia

  • Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
  • Tư vấn 24/7
  • Được sở Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
  • Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
  • Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
  • Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
chuyengia
tu van
Đặt lịch tư vấn
  • Hotline:

    0985 96 0990

  • Tel:

    02462 881155

Đặt lịch khám

line

Tư vấn hỏi đáp

line

[ 03-04-2023 ] – Nguyễn Thúy Hằng

Bs cho e hỏi.e bị u tuyến yên đi tăng tiết prolactin. E có bé đầu đc 5 tuổi và giờ bị mất kinh.e mới đi kt lại prolactin và chụp cộng hưởng từ kích thước u = 10mm và đang đc chỉ định uống thuốc dostinex thì e có thể có kinh lại đc k ạ

Đăng ký khám bệnh như thế nào?

Cách 1. Quý khách hàng đến quầy lễ tân làm thủ tục đăng ký khám.

Cách 2. Quý vị có thể gọi điện đến hotline 0985 960 990/0462 881 155 để đặt lịch trước.

Khám sức khỏe bao lâu thì có kết quả?

Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân các kết quả khám đều được chúng tôi hoàn trả ngay trong ngày. Đối với một vài dịch vụ y tế chuyên sâu các bác sỹ cần phải tiến hành phân tích cụ thể để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Phòng khám Thanh Chân có những gói khám nào?

Xin chào bạn!

Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân có các gói khám là: Gói khám sức khỏe cơ bản, Gói khám sức khỏe toàn diện, Gói khám tiền hôn nhân, Gói khám chuyên sâu sản phụ khoa, Gói khám thai tiền mang thai, Gói tầm soát phát hiện sớm ung thư, … Để biết thêm thông tin chi tiết về danh mục các gói khám cũng như chi phí, bạn vui lòng tham khảo thêm bảng giá dịch vụ của chúng tôi.

  • facebook
  • google