Tràn dịch màng ngoài tim là gì?
26 Tháng 10 2017 | 512
Tim được bao quanh bởi cấu trúc hai lớp được gọi là màng ngoài tim. Không gian giữa các lớp thường chứa một lượng nhỏ chất lỏng. Tràn dịch màng ngoài tim là khi có sự tích tụ chất lỏng bất thường giữa tim và màng tim. Thông thường, tràn dịch màng ngoài tim không có hại. Tuy nhiên, tràn dịch màng ngoài tim lượng lớn có thể làm suy yếu chức năng tim.
Tràn dịch màng ngoài tim nguy hiểm như thế nào?
Bác sĩ tim mạch Nguyễn Minh Giao, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân cho biết: Màng ngoài tim chỉ có thể chứa một số lượng hạn chế các chất lỏng dư thừa. Nếu tích tụ quá nhiều chất lỏng, màng ngoài tim ép vào tim, gây áp lực lên tim, làm các buồng tim không hoàn toàn được lấp đầy, một hoặc nhiều buồng tim có thể sụp đổ, tình trạng này được gọi là chèn ép. Nếu không được chữa trị, tràn dịch màng ngoài tim có thể gây ra suy tim hoặc tử vong.
Nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim
Tràn dịch màng ngoài tim thường liên quan đến viêm màng ngoài tim. Khi màng bị viêm, chất lỏng dư thừa được sản xuất dẫn đến tràn dịch màng ngoài tim. Nguyên nhân chính gây viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim là nhiễm virus. Các bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây tràn dịch màng ngoài tim như: cytomegalovirus, coxsackieviruses, echovirus, HIV.
Tràn dịch màng ngoài tim cũng có thể do các nguyên nhân sau:
– Tổn thương tim hoặc màng ngoài tim do thủ thuật y tế.
– Nhồi máu cơ tim
– Nhiễm độc niệu
– Bệnh tự miễn
– Nhiễm trùng do vi khuẩn
Ngoài ra, có không ít trường hợp bị tràn dịch ngoài tim không xác định được nguyên nhân, còn được gọi là tràn dịch màng ngoài tim tự phát.
Biểu hiện của tràn dịch màng ngoài tim
– Triệu chứng chính của tràn dịch màng ngoài tim là đau ngực. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ khi người bệnh hít thở sâu và giảm dần khi nghiêng người về phía trước.
– Sốt
– Mệt mỏi
– Đau nhức cơ bắp
– Khó thở
– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Những người tràn dịch màng ngoài tim tự phát có thể có các triệu chứng như:
– Khó thở
– Đánh trống ngực
– Choáng váng
Điều trị tràn dịch màng ngoài tim thế nào?
Việc điều trị tràn dịch màng ngoài tim như thế nào phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Điều trị nội khoa
– Thuốc chống viêm không steroid như: Motrin, Aleve, Indocin
– Colchicine
– Nếu không đáp ứng thuốc hoặc tái phát tràn dịch màng ngoài tim, bác sĩ có thể kê corticosteroid như prednisone.
Điều trị ngoại khoa
Nếu phương pháp điều trị chống viêm không hiệu quả, đã chèn ép hoặc có nguy cơ bị chèn ép, bạn có thể được đề nghị thực hiện một trong những thủ tục sau để rút dịch hoặc ngăn ngừa dịch tích lũy lại:
– Chọc hút dịch màng tim
– Làm cứng màng ngoài tim
– Cắt bỏ màng ngoài tim
Bệnh tràn dịch màng ngoài tim không kịp thời được chữa trị sẽ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh tràn dịch màng ngoài tim, vui lòng liên hệ hotline của Phòng khám Thanh Chân: 0985 960 990.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn